QUẢNG CÁO TRÊN RADIO
Quảng cáo trên Radio (đài phát thanh) là hình thức quảng cáo truyền thống nhưng vẫn mang giá trị, hiệu quả của thời đại, là giải pháp truyền thông được nhiều doanh nghiệp tin tưởng.
Quảng cáo trên radio đã gắn bó với biết bao thế hệ người Việt. Quảng cáo trên radio tập trung truyền tải thông điệp quảng cáo bằng sức mạnh của âm thanh, sự truyền cảm của lời nói đi sâu vào tâm trí người nghe.
Bạn có biết chiếc đài radio truyền thống không còn là phương tiện truyền tải chủ yếu và duy nhất của loại hình này? Giờ đây việc nghe quảng cáo trên radio đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết với chiếc điện thoại di động nhỏ gọn hay nghe phát thanh trên xe ô tô, xe bus, trên đường đi học, đi làm, vui chơi giải trí.
Dù không có được sức mạnh của hình ảnh như truyền hình, nhưng quảng cáo trên radio vẫn mang trong mình sức mạnh tiềm tàng, phát huy đúng lúc đúng chỗ cần thiết.
1. Ai là người nghe radio?
Theo nghiên cứu của TNS về thính giả của VOH tháng 7.2007 thì đối tượng thính giả tập trung vào giới trẻ từ 15 – 34 tuổi, Chiếm 55,1% tổng số thính giả với các chương trình giải trí mà giới trẻ yêu thích như ca nhạc, giao lưu với những người nổi tiếng.
Bên cạnh giới trẻ, các tầng lớp người lao động, trung niên, lớn tuổi cũng chọn radio là phương tiện giải trí và cập nhật thông tin hiệu quả. Về mức lương thì có 21,6% người nghe radio có thu nhập cao. Số thính giả có thu nhập trung bình là 34,6%. Chiếm gần một nửa, 43,8% là thính giả có thu nhập thấp. Như vậy, nếu tính theo thu nhập thì các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiếp cận với đối tượng mục tiêu có thu nhập trung bình và thấp.
Tuy nhiên, đừng vì vậy mà nghĩ người giàu không nghe radio. Các nhân sự cấp cao, đối tượng có địa vị cao đi lại bằng xe hơi thì việc nghe đài hoàn toàn có thể. Đó là lý do vì sao, các đại gia trong các ngành FMCG hay tài chính ngân hàng, công nghệ như Unilever, ANZ, Western Union, IBM… liên tục sử dụng radio như kênh truyền thông chiến lược.
Quảng cáo trên đài phát thanh toàn quốc
2. Nghe đài khi... kẹt xe
Hiện nay, hầu hết các xe bốn bánh đều được trang bị radio. Những phương tiện này thường nghe đài thường xuyên để biết tình trạng kẹt xe và tuyến đường có thể tránh. Với tình trạng giao thông khó khăn ra như Ờ TP.HCM và Hà Nội, thì radio là lựa chọn tốt nhất khi bị kẹt giữa làn xe gần như bất động.
Ngoài ra, đây cũng là phương tiện giải trí quan trọng của các bác tài và cả những 1 người có mặt trên xe, với rất nhiều chương trình dành riêng cho họ như Cứu tinh xa lộ trên VOV, VOH hay DriveXone của XoneFM, Quà tặng âm nhạc, VOV giao thông…
Cũng theo nghiên cứu của TNS thì ở thành thị, ba thời điểm mà radio được sử dụng nhiều nhất trong ngày là 6h - 7h45 sáng, chiều từ 15h - 16h, buổi tối từ 21h - 22h45. Trong đó, buổi sáng là thời điểm được mọi người thưởng xuyên nghe đài nhất. Mọi người có thói quen nghe đài như đồng hồ báo thức. Nhiều người cho rằng thật thú vị khi nghe radio vào buổi sáng, khi đang đánh răng hay ăn sáng để chuẩn bị đi làm, đi học.
Thính giả ở nông thôn nghe đài sớm hơn vào buổi sáng từ 4h30 - 6h và nghe nhiều trong các khoảng thời gian trong ngày như 9h - 9h45, 11h - l1h45, 16h - 18h và 19h - 21h. Do đó, doanh nghiệp còn có phương án phát quảng cáo của mình vào những thời điểm phù hợp.
Giao thông ở VN luôn là vấn đề nhức nhối nhất hiện nay
3. Thính giả có chuyển kênh khi gặp quảng cáo radio?
Đối với ti vi khi người xem có nhiều lựa chọn, thì xác suất chuyển kênh khi gặp quảng cáo là rất cao. Tuy nhiên, với quảng cáo trên radio, do không có quá nhiều lựa chọn, người nghe thường có xu hướng để yên hay đi chỗ khác. Tuy nhiên, với các thiết bị như di động hay ô tô thì việc đi chỗ khác khó xảy ra. 62,6% số thính giả ở các địa bàn thành thị và 65,5% ở địa bàn nông thôn cho biết khi nghe quảng cáo trên kênh FM 99.9, họ tiếp tục nghe một cách thích thú hoặc nghe bình thường, cho dù đó là quảng cáo mà họ thích hay không thích. Xin lấy đài phát thanh VOH là ví dụ điển hình cho thói quen nghe đài của thính giả ở các thành phố.
Theo biểu đồ 2, các thính giả nam và nữ, ở thành thị hay nông thôn, lớn tuổi hay trẻ tuổi, đều không có khác biệt gì nhiều về thái độ và hành vi khi nghe quảng cáo trên kênh FM 99.9Mhz. Chỉ khoảng 1/4 số thính giả được hỏi cho biết khi nghe quảng cáo thì họ chuyển kênh khác, đi làm việc khác hoặc đơn giản là tát radio.
4. Chúng ta hãy xem một vài loại quảng cáo trên đài phát thanh phổ biến
Tùy thuộc vào thương hiệu của bạn và loại thông điệp bạn đang cố gắng truyền tải, bạn có thể sẽ nghiêng về một trong những lựa chọn quảng cáo trên đài phát thanh phổ biến này.
- Đọc trực tiếp: Đọc trực tiếp là khi đài truyền hình trong chương trình đọc quảng cáo của bạn trong thời gian thực trên sóng. Khái niệm này hoạt động theo cách tương tự như tiếp thị người ảnh hưởng về mặt sử dụng tính cách nổi tiếng và thích trên không, người sẽ lôi kéo mọi người tham gia vào quảng cáo. Loại quảng cáo này hiệu quả hơn với máy chủ lưu trữ thực sự phổ biến vì các nhà quảng cáo hy vọng rằng giọng nói của người dẫn chương trình sẽ tăng thêm sức nặng với khán giả của chương trình.
- Tài trợ: Nhiều đài phát thanh thực hiện tài trợ cho một số loại phân khúc radio nhất định, chẳng hạn như giao thông, thời tiết hoặc điểm số thể thao trong giờ nghỉ giải lao của trò chơi lớn. Nó thường sẽ phát ra âm thanh như thế này: 'Bản cập nhật thời tiết trong giờ này do " tên thương hiệu" tài trợ mang đến cho bạn.
- Sản xuất tại chỗ: Là một bản đọc thẳng của thông điệp quảng cáo của bạn hoặc một bản đọc kết hợp nhiều giọng nói, hiệu ứng âm thanh hoặc tiếng leng keng. Cho phép bạn tự do lựa chọn khi bạn muốn nghe quảng cáo của mình. Thông thường, thời gian quảng cáo là trên 15 phút. Một bài hát ngắn, hấp dẫn về công ty của bạn. Quảng cáo này thường cho người nghe biết nơi tìm thấy doanh nghiệp hoặc sản phẩm của bạn và có thể hài hước, nghiêm túc hoặc nhiều thông tin.
5. Ưu điểm của quảng cáo trên radio
Trái với nhận định của nhiều người, Radio vẫn là kênh quảng cáo hiệu quả với nhiều ưu điểm như phạm vi tiếp cận rộng, chi phí rẻ, khó bị bỏ qua…
Radio xuất hiện ở mọi nơi
Trước sự xuất hiện của nhiều kênh thông tin mới, Radio vẫn là phương tiện truyền thông có lượng thính giả lớn, độ tiếp cận cao. Báo cáo của UNESCO nhân ngày “Radio thế giới” cho thấy năm 2016, số người nghe Radio nhiều hơn số người xem TV hay sử dụng điện thoại thông minh.
Radio vẫn là kênh thông tin tiếp cận hiệu quả và an toàn nhất với phần đông dân cư, đặc biệt là người dân ở nông thôn, những người chưa có điều kiện tiếp cận với công nghệ. Họ có thể nghe Radio ở mọi lúc, mọi nơi, trong khi thực hiện nhiều công việc khác như lái xe, làm việc, nấu ăn… Do đó, quảng cáo trên Radio có cơ hội tiếp cận lượng người tiêu dùng đông đảo.
Quảng cáo trên Radio vẫn là kênh thông tin tiếp cận hiệu quả và an toàn nhất với phần đông dân cư, đặc biệt là người dân ở nông thôn, những người chưa có điều kiện tiếp cận với công nghệ. Họ có thể nghe Radio ở mọi lúc, mọi nơi, trong khi thực hiện nhiều công việc khác như lái xe, làm việc, nấu ăn…
Radio tiếp cận đúng đối tượng
Nội dung của các kênh Radio rất phong phú, đa dạng, mỗi kênh, mỗi chương trình thu hút đối tượng thính giả khác nhau. Do đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn phát sóng quảng cáo trên kênh Radio phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.
Ngoài ra, họ cũng có thể lựa chọn thời điểm phát sóng mà khách hàng mục tiêu của họ có nhiều khả năng lắng nghe nhất. Chẳng hạn, khung giờ 6-9 giờ sáng là khoảng thời gian thu hút đối tượng người đi làm, họ có thể nghe Radio trong ô tô khi di chuyển tới chỗ làm. Khoảng 15-19 giờ là thời gian phù hợp cho quảng cáo thực phẩm, nhà hàng bởi đây là lúc nhiều người chuẩn bị về nhà và bắt đầu suy nghĩ lựa chọn nơi ăn tối.
Chi phí rẻ
Trước hết, quảng cáo Radio có chi phí sản xuất rẻ, nó không cần đến chi phí cho thiết bị quay phim, trường quay,…giống như quảng cáo TV. Quảng cáo Radio có thể sản xuất nhanh chóng trong phòng thu chỉ trong 1 – 2 ngày.
Hơn nữa, chi phí cho mỗi slot quảng cáo trên Radio cũng thấp hơn so với các kênh truyền thông khác. Do đó, doanh nghiệp có thể tăng tần suất phát sóng hoặc kết hợp quảng cáo trên Radio với các hình thức quảng cáo khác phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp.
Khó bị bỏ qua
Cùng với quảng cáo trong rạp chiếu phim, quảng cáo Radio là hình thức quảng cáo có tỉ lệ bị bỏ qua thấp nhất. Chẳng hạn, khán giả TV có thể chuyển sang kênh khác khi tới chương trình quảng cáo, người dùng internet có thể cài đặt các tiện ích chặn quảng cáo… Nhưng thính giả Radio thì không, phần lớn thính giả không bỏ qua quảng cáo.
Ba công ty Nielsen, Coleman và Media Monitor đã nghiên cứu 18 triệu chương trình quảng cáo trên Radio với tổng cộng 62 triệu phút quảng cáo trong khoảng thời gian 12 tháng. Kết quả cho thấy, trung bình 93% thính giả vẫn giữ nguyên kênh trong thời gian quảng cáo. Điều này chứng tỏ quảng cáo được người tiêu dùng lắng nghe và đây là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mới.
Quảng cáo trên VOV giao thông
6. Những lợi ích khi Quảng cáo trên đài phát thanh mang lại
- Giọng đọc quảng cáo thường là các phát thanh viên, diễn viên đã quen thuộc với thính giả nghe đài, nhận được sự yêu mến và tin tưởng.
- Có thể nghe quảng cáo trong lúc đang làm việc, đang đi đường, nghỉ ngơi và hầu như trong mọi công việc.
- Quảng cáo bằng âm thanh với thông điệp ngắn gọn, ấn tượng, dễ thuộc, dễ nhớ.
- Dễ dàng thay đổi và cập nhật nội dung quảng cáo thường xuyên (đối với dạng quảng cáo phát trực tiếp).
- Dễ dàng kết hợp với các hình thức truyền thông, quảng cáo khác (báo giấy, báo mạng, quảng cáo xe bus, taxi,…).
- Có lượng thính giả nghe đài ổn định.
- Phân khúc đối tượng thính giả nghe đài theo khung giờ, chương trình phát sóng.
7. Các hình thức quảng cáo trên Radio
Ở nước ta, chương trình phát thanh đến tai thính giả thông qua hai phương pháp là AM và FM.
- AM (Amplitude modulation) có dải tần từ 530 KHZ đến 1600 KHZ. AM thường thu hút những thính giả lớn tuổi (thường trên 40). Chất lượng âm thanh của hệ thống AM không bằng FM nên hệ thống này thường không dùng để phát nhạc. Tuy nhiên lợi thế của hệ thống này là có thể phát đi xa.
- FM (Frequency meduraltion): hệ thống này tuy ra đời muộn hơn AM nhưng nhanh chóng chiếm một số lượng thính giả đông đảo nhờ chất lượng âm thanh tốt và trung thực. Thính giả FM có độ tuổi trung bình thấp hơn so với AM (từ 25-35) nên hệ thống này là kênh truyền thông hiệu quả cho các doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng mục tiêu của mình.
Quảng cáo trên radio hiệu quả
8. Đặc điểm của truyền thông quảng cáo radio
Truyền thông là quá trình truyền đạt, trao đổi ý tưởng, cảm xúc, kỹ năng và kinh nghiệm sao cho người tiếp nhận có thể tái tạo lại những ý tưởng, cảm xúc hay kĩ năng và kinh nghiệm này cho bản thân họ. Để chia sẻ cảm xúc, cả người gửi và người nhận đều phải đóng một vai trò quan trong nào đó. Người gửi phải cung cấp đầy đủ thông tin, những chi tiết đặc biệt về nguyên nhân, và hậu quả của cảm xúc đó nhằm mục đích kích thích trí nhớ của người nhận, nhằm tái tạo lại, còn người nhận phải chú ý và nhớ lại những kinh nghiệm tương tự để có thể tái tạo lại được cảm xúc đó cho bản thân mình…
Quá trình truyền thông bao gồm bốn yếu tố cơ bản là:
- Bên gửi thông điệp (nguồn truyền thông)
- Phương tiện truyền thông (thông điệp được chuyển tải bằng cách nào?)
- Bản thân thông điệp (nội dung)
- Bên nhận thông điệp (đối tượng của truyền thông)
Hiệu quả của quá trình truyền thông phụ thuộc vào chất lượng của mỗi yếu tố nêu trên. Nếu bên nhận thông tin và bên gửi có mối liên hệ chặt chẽ và tương tác tốt thì sẽ tạo ra hiệu quả của một quá trình truyền thông tốt.
Quảng cáo trên đài phát thanh là một hình thức truyền thông đặc biệt vì nó có phương thức và con đường tác động riêng, trong đó từ ngữ với phương thức biểu hiện bằng lời nói là phương tiện chuyển tải ý nghĩa và tình cảm, gắn liền với âm nhạc và tiếng động minh họa. Bản chất của quá trình tác động radio là một sự tương tác để đi đến sự hiểu biết, là sự truyền tải ý tưởng, tình cảm bằng cách sử dụng hệ thống các ký hiệu âm thanh phong phú. Đây quả là một quá trình liên tục mà qua đó chúng ta hiểu được người khác và ngược lại.
Qua quá trình phát triển lâu dài của mình, radio đã chứng tỏ khả năng tiếp cận khán giả nhanh chóng và đem lại thông tin một cách hiệu quả cho thính giả. Người ta đã thống kê radio có 11 đặc điểm cơ bản đó là:
- Radio là hình ảnh
- Radio là thân mật riêng tư
- Radio dễ tiếp cận và dễ mang
- Radio là trực tiếp
- Radio có ngôn ngữ riêng của mình
- Radio có tính tức thời
- Radio không đắt tiền
- Radio có tính lựa chọn
- Radio gợi lên cảm xúc
- Radio làm công việc thông tin giáo dục
- Radio là âm nhạc.
9. VOV Giao thông Quốc gia – Sự trỗi dậy của quảng cáo trên đài phát thanh hiện đại
Giao thông luôn là đề tài nóng hổi ở Việt Nam, đặc biệt là ở 2 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh. Chuyện kẹt xe không còn là chuyện xa lạ mỗi ngày với người dân, nhu cầu cập nhật tình hình giao thông vì thế cũng lên cao hơn bao giờ hết.
Chính vì vậy, năm 2009 kênh VOV Giao thông Quốc gia đã ra đời. Đây là kênh phát thanh chuyên biệt về tình hình giao thông trên cả nước với đối tượng thính giả thuộc nhiều thành phần khác nhau. Chỉ trong thời gian ngắn, VOV Giao thông đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của người dân bởi thông tin cập nhật và độ tương tác cao với thính giả.
Sự xuất hiện của VOV Giao thông cũng mở ra cơ hội vàng cho các doanh nghiệp. Bạn có biết một lực lượng đông đảo người tiêu dùng đang di chuyển bằng xe ô tô mỗi ngày và con số này vẫn đang không ngừng tăng lên? Hãy nhìn vào những con số đầy thuyết phục sau:
Hiện nay trên cả nước có 2 triệu ô tô, con số này vẫn đang gia tăng mỗi năm. Tại Hà Nội, xe con tăng 17,23%/năm và tại thành phố Hồ Chí Minh, con số này là 14.88%/năm.
- 57/63 tỉnh thành hiện nay có hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe bus với tổng cộng 684 tuyến xe bus trên cả nước.
- Hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh vận chuyển 803,4 triệu lượt hành khách mỗi năm.
- 100% xe bus cam kết nghe VOV giao thông.
Đặc biệt, sự bùng nổ của dịch vụ Grab, Uber khiến ô tô không còn là phương tiện đi lại xa xỉ đối với người dân. Điều này cũng đồng nghĩa với việc radio có cơ hội tiếp cận thêm một lượng thính giả khổng lồ.
Đông đảo và đa dạng, đó là những nhận định về đối tượng thính giả của VOV Giao thông. Họ có thể là tài xế, công chức, học sinh – sinh viên, các bà nội trợ và nhiều thính giả khác… Dù đối tượng khách hàng bạn nhắm tới là ai, VOV Giao thông cũng có thể giúp bạn tiếp cận. Không những thế mà còn với mức chi phí rất phải chăng.
Bạn không cần tới ngân sách “khủng” vẫn có thể tự tin quảng cáo trên Radio bởi vì:
- Giá quảng cáo trên VOV Giao thông trong giờ cao điểm rẻ hơn 60 lần so với giá quảng cáo trong giờ vàng trên truyền hình quốc gia
- Trong khi đó, lượng thính giả VOV Giao thông giờ cao điểm xấp xỉ bằng một nửa lượng khán giả truyền hình VTV giờ vàng, tính riêng ở Hà Nội và Hồ Chí Minh
10. Quảng cáo trên Radio - Mạng xã hội bằng giọng nói
Radio chứa đựng giải pháp hoàn hảo cho truyền thông và tiếp thị hiện đại, đó là: nội dung và tương tác. Xây dựng thương hiệu cần nhất là khả năng tương tác người dùng liên tục, gắn với đời sống người dùng, làm tăng nhanh độ nhận biết.
Bằng cách kết nối điện thoại thẳng vào studio, radio dễ dàng tạo ra nguồn nội dung sinh động, hấp dẫn, được kiến tạo bởi người dùng. Trong khi nhiếp ảnh, báo viết và truyền hình chạy ra đường tìm tin tức, phỏng vấn ai đó, thì radio trong studio và cuộc sống tràn vào qua các cuộc điện thoại thính giả gọi đến. Có hàng ngàn cuộc điện thoại nhưng chỉ vài cuộc được lên sóng.
Điều này không ngăn cản số người gọi tới ngày một nhiều hơn. Bạn cũng vậy, bạn muốn nghe giọng của mình trên sóng không? Ngay cả Facebook hoặc chat, bạn phải chờ người bên kia gõ bình luận xong và nhấn nút gửi đi. Còn trên radio, bạn có thể cướp lời, nói tranh cả khi người kia chưa nói xong. Và hàng triệu người đang nghe thấy điều đó. Bạn không cần dùng biểu tượng cảm xúc, cứ nghe giọng bạn lạc cả đi vì xúc động hoặc trìu mến thì đâu cần giải thích gì thêm.
Xây dựng cộng đồng là sức mạnh của radio. Chương trình "Về ăn cơm" của Dutch Lady hiện có hơn 12 triệu người nghe tại 43 tỉnh - thành phố, trong đó phân nửa là phụ nữ - khách hàng mục tiêu của nhãn hiệu này. "Sài Gòn FM" giúp Thaco tiếp cận với 2,6 triệu khách hàng tiềm năng trên tổng số 6,5 triệu dân tại TP.HCM, một cái post trên Fanpage cũng đạt gần 30.000 người một ngày.
Câu hỏi đặt ra là, tại sao Quảng cáo trên radio có thể làm được như thế?
11. Vấn đề của doanh nghiệp dễ dàng giải quyết nhờ quảng cáo trên đài phát thanh
Việc bội thực thông tin trong thời buổi hiện nay khiến cho khách hàng không còn hứng thú với những quảng cáo thông thường. Làm thế nào định vị thương hiệu trong lòng người tiêu dùng, gây ấn tượng và tạo dựng niềm tin? Sự bùng nổ của dịch vụ Grab, Uber lại càng khiến cho quảng cáo trên đài phát thanh có đất diễn hơn nữa. Điều này đồng nghĩa với việc radio sẽ có cơ hội nhân rộng phạm vi công chúng của mình. Không cần phải đầu tư chí phí “khủng” để có thể quảng cáo. Do sự chênh lệch giá quảng cáo tại các đài trong giờ cao điểm rẻ hơn những 60 lần so với giá quảng cáo trong khung giờ vàng trên sóng truyền hình quốc gia.
Nhưng đừng chạy quảng cáo radio với một lịch trình với ít hơn 18h và tốt nhất là 24h hoặc nhiều hơn trong một tuần. Và không quảng cáo trong một hoặc hai tuần và sau đó dừng lại. Mọi người cần có thời gian để làm quen với việc nghe tên doanh nghiệp của bạn, đặc biệt nếu bạn là người mới và sau đó họ cần nghe về doanh nghiệp của bạn.
Khi nói đến độ dài của quảng cáo, bạn có thể nghĩ đến việc sử dụng quảng cáo 60 giây và sau đó thêm vào một số điểm 15 giây để tăng tần suất của bạn. Điều này giúp bạn tiết kiệm ngân sách của bạn. Lưu ý: Nếu bạn cần, bạn sẽ có thể thay đổi quảng cáo trên radio thường xuyên miễn phí.
Phương tiện quảng cáo nào bạn nghĩ sẽ hoạt động tốt nhất cho loại quảng cáo này? Nếu bạn nói radio, bạn đã đúng. Rốt cuộc, bạn có thể hình dung chính mình trong kịch bản đó bởi vì bạn đã ở trong xe, phải không?
Công ty TNHH Thương Mại Đầu Tư Đan Nam
Website: http://dannamadv.vn - Hotline: 0913 998 248 - 028.66519.379
Địa chỉ: 59/8/18 Hồ Văn Long, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TPHCM